Share Friendship

Chung vai sát cánh

Ngày 28/06/2020

Kỷ niệm hơn 20 năm công ty Khải Hoàn cùng công ty INT – VPĐD giấy HANSOL cùng nhau hợp tác. Trải qua bao nhiêu lần kinh tế thăng hoa rồi khủng hoảng nhưng quan trọng nhất là cùng nhau hợp tác và phát triển trên tinh thần hỗ trợ lẫn nhau.

Công ty Khải Hoàn vinh dự được công ty INT cũng như nhà máy HANSOL công nhận là một đối tác tin cậy cũng như uy tín ở Việt Nam và để đáp lại cong ty Khải Hoàn cũng cam kết sẽ cung cấp giấy chính hãng HANSOL với giá thành tốt nhất đến tay người dùng.

Khải Hoàn – Uy tín tạo nên sự khác biệt

Mr . Shon & Mrs. Ngọc
Mr. Hao & Mr. Shon

Băng biển Alaska tan chảy hoàn toàn

Đợt nắng nóng lịch sử vào tháng 7 năm nay khiến băng biển tại Alaska biến mất, nếu tồi tệ hơn bất kỳ thành phố ven biển nào cũng nguy cơ bị nhấn chìm.

Gấu trắng bị đe dọa môi trường sống khi băng biển Alaska biến mất. Ảnh: Posci.

Theo kết quả phân tích băng biển bằng độ phân giải cao từ Cơ quan Dự báo Thời tiết Mỹ, băng biển đã hoàn toàn tan chảy trong phạm vi 240 km ngoài khơi tại bờ biển của bang Alaska, Mỹ. Trước đó ước tính 5% bang Alaska tương đương hơn 75.000 km2 được bao phủ hoàn toàn bằng các dòng sông băng.

Không chỉ biển Alaska, các vùng biển xung quanh Alaska, như biển Beaufort và Chukchi (Mỹ), có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trung bình khoảng 12 độ C. Nơi đây chỉ còn lớp băng mỏng dễ tan.

Walt Meier, nhà nghiên cứu khoa học cao cấp tại Trung tâm Dữ liệu Băng Tuyết Mỹ, cho biết nguyên nhân là do tình trạng ấm lên kéo dài tại Bắc Cực hay hiện tượng “khuếch đại Bắc Cực”. Sau mỗi một mùa hè ở Bắc Cực có nhiệt độ cao trên trung bình, biển Alaska trở nên nóng hơn. Đợt nắng nóng lịch sử vào tháng 7 năm nay khiến băng biển tại Alaska biến mất.

Nguyên nhân căn bản là do các lớp băng biển xung quanh Alaska thuộc loại ít năm tuổi, cấu trúc băng mỏng, dễ chịu tác động bởi thời tiết thất thường. Trong khi các lớp băng dày nhiều năm tuổi phải mất hàng thập kỷ thậm chí là thế kỷ để tan chảy. 

Các nhà khoa học nghiên cứu Bắc Cực cũng nhắc tới yếu tố tác động của con người trong quá trình công nghiệp và nông nghiệp hóa, khiến nhiệt độ tăng cao, dẫn đến băng biển.

Việc băng biển đại dương tan chảy sẽ đẩy nhanh tốc độ nóng lên của Bắc Cực và toàn cầu. Lớp băng biển có thể phản chiếu nhiệt trở lại không gian, giảm thiểu lượng nhiệt tác động đến môi trường. Khi lớp băng biến mất, đại dương sẽ hấp thụ năng lượng nhiều hơn, nước biển sậm màu hơn, gây ảnh hưởng tới sự đa dạng các loài sinh vật biển. Các nhà khoa học dự đoán nước biển sẽ có thể nhấn chìm bất kỳ thành phố ven biển nào nếu hiện tượng băng tan ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Nguyễn Xuân (Theo Mashable)

Hãy chung tay hành động.

Sử dụng bao bì giấy thay vì để hạn chế nguồn rác thải nhựa.

Môi trường đang kêu cứu chúng ta như thế nào?

Trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta, ngày qua ngày đang phải chịu đựng và đắm mình trong biển rác. Cùng nhau xem những gì ta đã và đang đối xử với môi trường? Những trận bão triền miên, điển hình là Nhật Bản đang vật lộn trong bão lũ, hiện tượng băng tan ở hai cực hay động đất, sóng thần… tất cả đều là tiếng kêu cứu mà môi trường đang cố báo động. Để trái đất này được là hành tinh xanh đúng nghĩa, hãy bắt đầu hành động ngay hôm nay.

Chung tay vì môi trường xanh
Môi trường đã báo động cho chúng ta bằng cách nào
Bạn có nhận thấy rằng, thời tiết càng ngày càng nóng, nhiệt độ trái đất hằng năm đều tăng lên. Bạn có biết rằng mực nước biển vẫn đang dâng lên cao vì hiện tượng băng tan ở hai cực. Bạn có nghe về những tin tức thiên tai trên truyền thông ngày càng nhiều hơn. Bạn có đọc được những mẫu tin về động vật chết vì không nơi cư trú, hay chúng ăn phải rác,…. Đúng vậy, đó là những gì mà môi trường đang phải chịu đựng vì rác thải của con người. Hành tinh này đang lên tiếng kêu cứu, chúng ta lại làm ngơ hay sao?

“Cấm đổ rác” nhưng toàn rác?
Thử thách 10 năm có thể làm chúng ta thay đổi, nhưng thử thách 100 năm lại không thể làm cho rác thải nhựa phân hủy. Khi bạn vô tâm vứt một chai nhựa, một túi ni lông vừa qua sử dụng, bạn nghĩ chúng sẽ đi đâu? Chúng đi xuống cống rãnh, gây tắc cống và làm ứ đọng nước mỗi khi mưa xuống, chúng ta lại chỉ trích rằng cho những công nhân công trình không chịu thông cống. Chúng đi xuống biển xanh, những động vật biển vô tình ăn được, hay bị mắc kẹt lại trong những vỏ chai, túi ni lông, những loài vật không có lỗi lại hằng ngày phải chịu đựng những thứ chúng ta thải ra. Rác thải ngấm sâu vào đất, một mảnh đất màu mỡ bỗng chốc hóa khô cằn, cư dân sống trong ô nhiễm, động vật mất nơi cư trú, thức ăn ngày càng khan hiếm, những chú chim ăn toàn rác thải nhựa, bao ni lông…. Môi trường này đang ngày càng bị ô nhiễm bởi rác thải, chung quy lại cũng vì sự vô ý thức của chúng ta.
Có những thứ, chúng ta không thấy, không có nghĩa chúng không tồn tại. Vài năm nữa, trái đất nóng lên với nhiệt độ không thể chịu đựng được, băng hai cực tan ra, động vật mất nơi cư trú, đất trồng bị xâm nhập mặn. Động đất, núi lửa, bão, lũ xảy ra triền miên, lúc đó chúng ta sẽ đối mặt như thế nào với những hậu quả mà chính mình đang gây ra?
Môi trường đã kêu cứu, tại sao chúng ta không hành động?
Chúng ta vui vẻ, tự hào khi thế giới tìm ra sao Hỏa, chúng ta mơ về một hành tinh mới sẽ thay thế khi trái đất này đang dần mất đi sự sống. Niềm tin vô hình đó lại khiến ta vô tình hơn với hành tinh này. Điều gì sẽ xảy ra cho hơn 8 tỷ người đang sống trên trái đất này. Những hành động nhỏ thôi, sẽ cứu lấy cả một hành tinh.
Túi ni lông, đừng lấy thêm nếu không thực sự cần thiết. Sự tiện dụng của túi ni lông khiến chúng ta sử dụng chúng một cách vô tội vạ, giá của một cái lại quá rẻ đến mức dễ dàng vứt bỏ để thay thế bằng một cái mới. Nhưng, túi ni lông quá trình phân hủy rất lâu, khi thải ra môi trường, gây ô nhiễm trầm trọng cho đất, sông, hồ, biển, ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Hoặc nếu có nhiều người xử lý rác thải ni lông bằng cách đốt, lại vô tình thải vào bầu khí quyển một lượng khí độc hại, môi trường lại bị ô nhiễm nặng hơn. Hãy hạn chế rác thải ni lông bằng cách sử dụng túi tái chế hay những vật đựng dễ phân hủy như lá chuối, lá sen, dây lục bình, bã mía…


Dùng giỏ đi chợ sẽ hạn chế túi ni lông
Ống hút nhựa, liệu bạn có thể ngưng sử dụng? Chúng ta sử dụng ống hút nhựa bởi sự tiện dụng, hay có thể chỉ là trang trí cho thức uống trông đẹp hơn. Dùng xong, những ống hút này lại đi vào môi trường, gây tắc ống dẫn nước, làm thức ăn cho động vật,… Liệu bạn có thể giúp môi trường này hạn chế ống hút nhựa bằng những loại ống hút khác thay thế như ống hút tre, ống hút inox,… hay thậm chí là không sử dụng không?
Chai nhựa, đừng tiện tay vứt lung tung. Bạn có thể giúp môi trường một tay với thói quen phân loại rác thải nhựa. Đa số các loại chai lọ được làm từ nhựa đều có thể tái chế, phân loại rác và mang chúng cho những công ty tái chế sẽ hạn chế được một lượng rác thải rất lớn vào môi trường, giảm thiểu một tác nhân gây ô nhiễm. Giúp môi trường sống của chúng ta thêm sạch sẽ hơn.
Khăn giấy ướt, nhìn không hại mà hại không tưởng. Trong khăn giấy ướt có chứa thành phần được gọi là hạt vi nhựa, loại hạt này gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của con người. Đồng thời, khăn giấy ướt cũng là một trong những nguyên nhân gây tắc cống, thời gian phân hủy của chúng lên đến hàng trăm năm. Chúng quá tiện lợi, và có thể chúng ta vẫn chưa nhìn thấy được sự hại của khăn giấy ướt đến môi trường. Vì vậy, giảm thiểu một tấm khăn giấy ướt là bạn đang cứu lấy môi trường này một chút rồi đấy.
Điều mà mọi người có thể đều làm được là để rác đúng nơi, hãy để thùng rác làm đúng nhiệm vụ của nó. Bạn đi biển, hãy mang rác về, đừng để lại. Bạn đang đi trên đường, hãy tìm nơi đặt thùng rác và đặt chúng vào, đừng vô ý thức vứt rác ra môi trường. Mỗi người một hành động nhỏ sẽ cứu lấy trái đất này.


Bỏ rác đúng nơi quy định, hành động nhỏ – ý nghĩa lớn
Trái đất này nuôi sống chúng ta, nơi bảo vệ và là gia đình của chúng ta, vậy cớ gì lại đối xử với chúng như vậy? Hãy yêu thương và chung tay bảo vệ màu xanh cho trái đất này.

Hãy dùng bao bì giấy thay vì nhựa.

Mỗi người Việt tiêu thụ bình quân 41 kg nhựa một năm

Hơn 1,8 triệu tấn nhựa được thải ra tại Việt Nam mỗi năm, trong đó chỉ khoảng 27% túi nhựa được tái chế. 

Việt Nam là nước có mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người cao thứ ba trong khối ASEAN (xếp sau Malaysia và Thái Lan) với 41,3 kg mỗi năm, theo báo cáo mới công bố của Ipsos Business Consulting. Lượng nhựa tiêu thụ tăng khoảng 10% mỗi năm trong giai đoạn 1990-2015, từ 3,8 kg lên xấp xỉ 41 kg. Ước tính năm ngoái cả nước tiêu thụ hơn 3,98 triệu tấn nhựa.

Ipsos Business Consulting nhận định, Việt Nam có nguy cơ trở thành bãi rác của thế giới khi nhiều nước lợi dụng lỗ hổng chính sách để đưa vào một lượng lớn phế liệu nhựa kém chất lượng.

Việc lạm dụng bao bì nhựa được người tiêu dùng Việt Nam nhận định là vấn đề nghiêm trọng nhưng không bằng biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, xử lý chất thải… Khoảng một phần ba người tiêu dùng tham gia khảo sát vào tháng 9/2018 cho biết, không thể thiếu chai nhựa và màng bọc thực phẩm trong sinh hoạt.

Ông Quách Thế Phong, Giám đốc bộ phận tư vấn khách hàng Ipsos Việt Nam, cho rằng việc thay đổi thói quen của người tiêu dùng về sử dụng túi nhựa là thách thức lớn. Việc bắt kịp xu hướng hạn chế nhựa trên thế giới bằng cách sử dụng túi đựng sinh học tự hủy, gói sản phẩm bằng lá chuối… đang được nhiều doanh nghiệp sản xuất, nhà bán lẻ áp dụng nhưng mức độ lan tỏa chưa lớn. Ngành công nghiệp tái chế nhựa ở Việt Nam cũng còn nhiều bất cập như hệ thống xử lý rác chưa đồng bộ, quản lý lỏng lẻo, nhà máy quy mô nhỏ và công nghệ lạc hậu.

“Chính phủ đặt mục tiêu loại bỏ nhựa sử dụng một lần bằng cách cấm túi nhựa sử dụng một lần tại tất cả cửa hàng, siêu thị và chợ truyền thống vào năm 2021 và trên cả nước vào năm 2025. Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu này gặp nhiều rào cản như thiếu hướng dẫn rõ ràng, rào cản thuế quan…”, ông Phong nói.

4 xe rác được tập kết tại góc đường Bùi Viện và Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM (ảnh chụp lúc 7g17 sáng 8-6) – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nguồn PHƯƠNG ĐÔNG – Vnexpress

https://vnexpress.net/kinh-doanh/moi-nguoi-viet-tieu-thu-binh-quan-41-kg-nhua-mot-nam-3977714.html

HÃY CHUNG TAY HÀNH ĐỘNG

Báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc: Trái đất đang đứng trước nguy cơ hủy diệt hoàn toàn sự sống- báo cáo lần thứ VI. Đã quá muộn để có thể phục hồi, giờ chỉ còn tính tới sự tồn tại của loài người mà thôi.

Lần cuối cùng, sự sống trên trái đất bị hủy diệt gần như hoàn toàn là 66 triệu năm trước đây, khi mà một thiên thạch khổng lồ đâm vào trái đất, dẫn tới sự biến mất của khủng long và chấm dứt sự thống trị của các loại bò sát. Hiện nay, chúng ta cũng lại một lần nữa đứng trên ngưỡng cửa của sự hủy diệt hoàn toàn, nhưng lần này là do hoạt động của con người, sự ngu dốt, tham lam và nghĩ ngắn của họ.

Báo cáo dài tới 1800 trang, chỉ ra rằng một nửa trong số những loài động, thực vật được biết tới – khoảng một triệu loài – đã biến mất hoặc sẽ biến mất hoàn toàn khỏi trái đất, trong thời gian ngắn tới. Những khu rừng tự nhiên giảm đi và biến mất, hệ thống sinh thái thay đổi dẫn tới khí hậu thay đổi, khí, chất độc ngày càng nhiều, nên chỉ trong khoảng 30 năm tới, con người sẽ có thể nhìn thấy những hậu quả của việc đó ở khắp nơi.

Con người tàn phá trái đất chủ yếu trong 50 năm vừa qua, dẫn tới việc phá vỡ hoàn toàn hệ thống sinh thái, trong khi dân số thế giới tăng gấp đôi, lên tới 7,53 tỷ người, kinh tế tăng gấp 4, và buôn bán tăng gấp 10 lần.

Những hoạt động con người dẫn tới thảm họa môi trường chủ yếu là: săn bắt thú tự nhiên vô tội vạ, phá rừng, đánh cá kiểu tận diệt… dẫn tới thay đổi khí hậu, nhiễm độc nguồn nước và sự xâm lấn của các loài độc hại.

Càng ngày càng ít rừng và đất tự nhiên, con người chiếm tới 1/3 diện tích đất trên toàn thế giới và 75% nguồn nước ngọt để phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, nguyên liệu làm quần áo và sản xuất. Trong khi đó, diện tích xây dưng đô thị từ năm 1992 tới 2018 đã tăng 100% cùng với khoảng 100.000.000 hecta rừng bị chặt hạ. Phân hóa học, hóa chất ngấm vào đất, khiến cây cối không thể mọc được, cũng không thể phục hồi ở khoảng 400 nơi, nếu tính tổng lại thì tương đương với diện tích Ba Lan (312 ngàn km2).

Thú hoang ngày càng ít, khoảng 20% các loài thú đã biến mất so với đầu thế kỷ 20. Đặc biệt là ở các khu rừng nhiệt đới, chim chóc và côn trùng hầu như biến mất hoàn toàn. 40% các loại ếch, nhái, 1/3 số lượng san hô, cá mập hay động vật biển đã không còn. 10% loài côn trùng cũng chung số phận.

Nếu không còn côn trùng thì không còn ai thụ phấn hoa, cây cối không nảy sinh được, hệ thống sinh thái bị phá vỡ và dẫn tới diệt vong. Trong vòng 300 ngàn năm từ ngày giống người (Homo sapiens) xuất hiện, chưa bao giờ xảy ra sự hủy diệt hoàn toàn như hiện nay.

Nguồn nước ngày càng bẩn. có khoảng 400 triệu tấn kim loại nặng đang hòa tan trong nước, chưa kể các hóa chất hữu cơ khác, được tạo ra bởi con người. (Formusa có liên quan mạnh không?)

Vấn đề nguy hiểm và nhìn thấy được nhất hiện nay là chất thải nhưa. Từ năm 1980 đến nay, sự ô nhiễm môi trường bởi nhựa phế thải đã tăng lên 10 lần. Hàng năm, loài người sản xuất ra khoảng 300 triệu tấn nhựa, trong đó chỉ có 5% là được tái chế đúng.

Và hậu quả là tất cả chúng ta cùng gánh chịu. Túi nylon, ống hút nhựa, đồ nhựa phát tán khắp nơi, giết chết hàng triệu sinh vật và cả con người. Hàng ngày, mỗi người chúng ta ăn vào cơ thể từ 800 tới 1.000 mẩu nhựa nhỏ (microplastic). Hầu như trong mọi thực phẩm chúng ta ăn đều có mẩu nhựa.

Hệ thống sinh thái bị phá vỡ là trái đất sẽ nóng lên, mà cứ thêm 2 độ C thì khoảng 5% các loài động, thực vật sẽ biến mất, kéo theo hàng loạt hiệu ứng thiên nhiên khác: bão, cháy rừng, lũ lụt, hạn hán… cấp độ ngày càng lớn và dữ dội, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của mọi người.

Không còn cách nào khác, con người phải hành động để cứu lấy bản thân trước sự hủy diệt. Hạn chế khí thải, hóa chất, từ cấp quốc gia tới những cá nhân. Đây không còn là “việc của ai” nữa, cũng không còn là “dân chủ” hay “cộng sản”, “giàu” hay “nghèo”, “có học” hay “không được học” – tất cả đều cùng lãnh hậu quả và cùng chết như nhau.

Hãy bỏ sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần, túi nylon dùng 1 lần và những thứ có hại cho môi trường. Hãy tự cứu lấy mình, cứu lấy chúng ta.

p.s. Bản báo cáo 1800 trang được lập bởi 450 nhà khoa học từ 50 quốc gia, trong vòng 3 năm, sử dụng 15 ngàn bộ tài liệu khoa học nghiên cứu về môi trường và xã hội trong suốt 30 năm qua. Mình viết tóm tắt lại dựa trên các bài báo ở Newsweek, Polityka.pl, Wykop.pl. Bài rất dài nhưng rất mong mọi người cố gắng đọc hết. Nếu mọi người không tự thay đổi bản thân và có ý thức, thì mọi cố gắng đều vô nghĩa mà thôi.

Nguồn ảnh từ ảnh Save Our Seas và internet

XIN ĐỪNG VỨT PIN VÀO THÙNG RÁC

1 viên pin dùng hết khi vứt đi có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1m3 đất trong 50 năm.
Bạn có rùng mình khi nghe thấy thông tin trên không?

Trong pin có các kim loại nặng cực kỳ độc cho cơ thể: chì, thuỷ ngân, kẽm, cadmium…

– Nhiễm độc thủy ngân tác động trực tiếp đến não, thận, hệ thống sinh sản và tim mạch…

– Nhiễm độc chì: chì khi vào cơ thể có xu hướng chiếm chỗ mọi kim loại khác có trong cơ thể. Ví dụ, chì sẽ chiếm chỗ của canxi trong xương, chiếm chỗ của kẽm và canxi trong các protein, chiếm chỗ của canxi trong các phản ứng truyền xung điện não, thay thế sắt trong máu…

Tóm lại, chì gây rối loạn hoặc ngưng các phản ứng sinh hoá bình thường trong cơ thể. nó gây còi xương, chậm lớn ở trẻ, huyết áp cao ở người lớn, tổn hại máu và xương, gây mất trí nhớ, giảm khả năng suy nghi, giảm chức năng của thận.

– Nhiễm độc kẽm, ng bệnh thường nôn mửa và có thể bị chảy máu dường ruột, giảm mức phản xạ tự nhiên, dẫn đến tê liệt.

– Nhiễm độc Cadmium dễ bị loãng xương, thiếu máu, suy gan thận, gây ung thư nhiều loại và dị tật thai nhi.

Nếu vứt pin (dù đã qua sử dụng) vào thùng rác, pin sẽ bị đốt hoặc chôn, cách nào cũng gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước. Một lượng nhỏ trong 1 viên pin đủ sức đánh gục cả một làng.

VẬY XỬ LÝ PIN QUA SỬ DỤNG THẾ NÀO?

Bạn hãy cất gọn vào lọ thuỷ tinh hoặc hộp gỗ như mình, đậy nắp lại, tránh tầm tay trẻ em. Khi có một lượng kha khá thì bạn có thể gửi Ship tới cho chương trình Việt Nam tái chế:

– Tại Hà Nội:

+45 Nghĩa Tân, Cầu Giấy.
+17 Trung Yên 3, Trung Hoà, Cầu Giấy
+01 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm
+12-14 Phan Đình Phùng, Quán Thánh, Ba Đình.
+09 Thành Công, Ba Đình
+ bạn Hoàng công tác ở viện Việt Nam và khoa học phát triển, ĐH QGHN 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, HN, 01693642350

– Tại TP HCM:

+ MM Mega Market An Phú, Lot B An Khánh, An Phú, Phường An Phú, quận 2
+132 Tôn Thất Thuyết, phường 15, quận 4
+ 22 Nguyễn Văn Trỗi, phường 17, quận Phú Nhuận
+14 Phan Bội Châu, phường 2, quận Bình Thạnh
+82 Bà Huyện Thanh Quan, phường 9, quận 3
Bạn có thể vào FB của chương trình (search Việt Nam tái chế) để biết thêm chi tiết về các hoạt động tái chế.

Yêu con thì hãy để lại cho con một Trái Đất thật sự “mạnh khỏe” và đừng quên :

“Hãy dùng bao bì giấy thay bao bì nhựa để bảo vệ môi trường các bạn nhé”.